ẢNh đại diện

Những điều cần lưu ý khi tới New Zealand

Ngày: 08-12-2019 | Lượt xem: 3109

New Zealand là đất nước được xếp hạng hàng đầu về Chất lượng giáo dục, Chính trị - Xã hội. Là điểm đến mơ ước hàng đầu của du học sinh trên toàn thế giới ! 
Mỗi năm đất nước này cũng thu hút số lượng khách du lịch khổng lồ ! 
Trong bài viết này hãy cùng VINEC tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi đến New Zealand nhé !

New-Zealand

1, Lưu ý khi nhập cảnh tại New Zealand 

- Thủ tục nhập cảnh

Sau khoảng 20 giờ bay từ sân bay Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất, khách nước ngoài đến New Zealand được hạ cánh tại sân bay Wellington và được di chuyển tới sảnh sân bay bằng xe buýt để làm thủ tục nhập cảnh và hải quan tại đó.

Hành khách phải khai thẻ nhập cảnh được phát ở trên máy bay (New Zealand Passenger Arrival Card) trước khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Wellington.

Yêu cầu đầu tiên để được nhập cảnh vào New Zealand là hộ chiếu bắt buộc phải còn giá trị từ 3 tháng trở lên tính từ ngày phải rời khỏi New Zealand; phải có thị thực (đối với công dân Việt Nam và những nước không thuộc danh sách miễn thị thực).

- Thủ tục hải quan

Sau khi qua cửa kiểm tra hộ chiếu, hành khách sẽ nhận hành lý và làm thủ tục tại bộ phận Hải quan và Kiểm tra an ninh. Nếu hành khách thấy có những hàng hóa trong diện khai báo hoặc không biết chắc mình đã khai báo đúng chưa thì nên đến khu vực kiểm tra hải quan. Hành lý có thể bị đưa vào máy X-ray để quét hoặc cho chó nghiệp vụ đánh hơi kiểm tra xem có hàng hóa nguy hiểm hoặc bị cấm không. Nhân viên hải quan có thể yêu cầu kiểm tra hành lý của bất kỳ khách nào.

Hàng hoá phải khai báo nếu mang vào New Zealand bao gồm:

  • Hàng hóa thuộc diện bị cấm hoặc hạn chế như vũ khí, tẩu thuốc, các sản phẩm hoang dã, các loại thuốc. Thuốc men phục vụ mục đích sử dụng cá nhân phải có đơn thuốc của bác sỹ.

  • Những hàng hóa có khả năng gây nguy hiểm về an ninh sinh học gồm: thực phẩm bao gồm cả thực phẩm tươi sống, chưa và đã chế biến, sản phẩm đã đóng hộp và được bảo quản, sản phẩm khô. Cây và sản phẩm thực vật bao gồm rau quả, lá, hạt, hoa, giống cây, gỗ, tre, nứa, hạnh nhân, ngũ cốc…Động vật hoặc các sản phẩm từ động vật bao gồm thịt, sữa, cá, mật ong, và các sản phẩm từ ong, trứng, lông vũ, các sản phẩm thủy sản…, các sản phẩm sinh học, đất, nước….Sản phẩm được làm từ trứng như mì, bánh ngọt…Trái cây và rau sấy khô, gạo, gia vị. Các sản phẩm dược thảo. Các sản phẩm làm từ hoa khô, từ mây tre, nứa, gỗ (bao gồm cả các nhạc cụ). Tất cả các sản phẩm chứa hoặc làm từ xương, da, lông., các dụng cụ săn bắn, thú nhồi bông.

  • Quần áo, giầy dép đã tiếp xúc với động vật, thiết bị thú y hoặc lồng nuôi, các đồ dùng hoặc dụng cụ bị bám đất, giầy thể thao, dụng cụ leo núi, lều bạt…

  • Hàng hóa có giá trị 700$ trở lên, thuốc lá, bia rượu… Hàng hóa có mục đích thương mại, kinh doanh.

  • Tiền mặt New Zealand hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương 10.000 NZD

  • Những sản phẩm này đa số được trả lại sau khi kiểm tra. Một số ít sau khi đã được xử lý sẽ trả lại cho bạn (nếu đóng phí xử lý).

Hàng hóa thuộc diện bị cấm mang vào New Zealand gồm:

  • Súng và vũ khí (bao gồm cả súng thể thao), trừ phi có giấy phép của công an New Zealand, dao bấm, kiếm,…

  • Ma túy và công cụ sử dụng ma túy. Thuốc men và dụng cụ y tế, trừ phi phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân và phải có đơn thuốc của bác sỹ.

  • Các sản phẩm /xuất bản phẩm sao chép trộm và vi phạm bản quyền, có ảnh hưởng xấu đến xã hội.

  • Thịt gia cầm (gà, vịt, chim…), chất dẫn xuất, đặc biệt là các loại trứng. Hoa quả tươi, rau, nấm. Động vật còn sống như chó, mèo, chim chóc, các vật nuôi, cá và các loại côn trùng, các loại hoa, lá, vòng hoa hay những gì tương tự, rơm hoặc các loại thảo mộc. San hô, ngà voi, da rắn, các sản phẩm từ da cá sấu hoặc xương cá voi (đồ trang sức, đồ mỹ nghệ, đồ trang trí…), sò, ốc, mai rùa… Những sản phẩm này sẽ bị tiêu huỷ, hoặc bạn sẽ được nhận lại nếu trả tiền cho dịch vụ.

Việc sử dụng các thiết bị liên lạc, điện từ tại khu vực kiểm tra hải quan không bị cấm nhưng bị giới hạn ở một số thiết bị nhất định. Các bảng hướng dẫn sẽ được dựng ở khu vực xung quanh dể báo cho khách biết những thiết bị nào không được phép sử dụng.

Lưu ý:

New Zealand có một hệ sinh thái và không gian sinh thái đặc biệt mà không có tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Hàng năm, chính phủ New Zealand đầu tư 90 triệu cho hệ thống an ninh sinh học với trang thiết bị hiện đại nhất để tránh tất cả những đe doạ đến từ bên ngoài (vi khuẩn, côn trùng, sâu bọ và những loài vật nhỏ bé khác đe doạ đến sinh thái) nên mặc dù hải quan của New Zealand rất thân thiện và chào đón nhưng họ khám xét cũng rất kỹ càng, thậm chí khi bạn xuống sân bay New Zealand, bạn có thể bị phạt 200 NZD cho ngay lần vi phạm đầu tiên.

Công dân Việt Nam khi nhập cảnh vào New Zealand thường bị hải quan New Zealand kiểm tra rất kỹ về khả năng mang thuốc lá, thực phẩm, và đồ tươi sống… Do hạn chế về mặt ngôn ngữ và nhận thức, nhiều công dân của ta không khai báo đầy đủ với hải quan New Zealand những hàng hóa mang theo thuộc diện bị hạn chế hay bị cấm, dẫn đến những trục trặc trong quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh, bị phạt và nặng hơn là bị trục xuất.

Trong khi quá cảnh, nếu bạn muốn mua quà lưu niệm hoặc thực phẩm, hãy đảm bảo là không thuộc mặt hàng bị cấm trên lãnh thổ New Zealand. Khi xuống máy bay, lưu ý là không nên mang đồ trên máy bay xuống (đồ uống, hoa quả, bánh ngọt…)

2. Giao thông tại New Zeland 

Đường xá ở New Zealand rất tốt, nhìn chung đi lại thuận tiện bằng nhiều phương tiện.

Ô tô đi phía bên trái đường, xe vượt ưu tiên phía bên phải. Không bắt buộc phải có bảo hiểm ô tô nhưng các bạn nên mua bảo hiểm rủi ro. Nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển phương tiện là 80mg/100ml, tốc độ giới hạn là 100 km/h trên đường cao tốc, 60 hoặc 70 km/h trên đường gần đô thị và 50km/h trong thành phố. Thường xuyên có sự kiểm soát và sẽ phạt nặng đối với những vi phạm trên và việc không đeo dây bảo hiểm.

Nếu bạn có bằng lái xe ở nước bạn hoặc giấy phép lái xe quốc tế bạn có thể lái xe ở New Zealand cho tới 12 tháng trước khi có giấy phép lái xe.

Luật New Zealand quy định, kiểm tra và xử phạt rất nghiêm khắc đối với việc phát hiện nồng độ cồn của người đang lái xe.

New Zealand có mạng lưới xe bus rộng khắp, với tuyến đường chính ở trong thành phố (cả dịch vụ ở đảo phía Bắc và đảo phía Nam), và bổ sung thêm tuyến Newman, chạy thường xuyên, dịch vụ trên cả tuyến đường gồm có đồ ăn rẻ và có giải trí, cũng có các xe buýt con thoi, chúng nhỏ hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn các xe buýt rộng.

Hệ thống đường tàu mới, chạy nhanh, hiện đại và đầy đủ.

Du lịch xe ô tô ở đây rất được ưa chuộng trên những con đường đẹp và biển chỉ dẫn đường rất hiệu quả và nằm ở khoảng cách gần nhau. Giá thuê xe ô tô và xe gắn máy cũng không đắt.

Có một số dịch vụ đi chơi bằng tàu thuyền, bao gồm phà đậu ở Interislander và Bluebridge (hoạt động giữa Wellington ở đảo phía Bắc và Picton ở đảo phía Nam). Có thể đi xe đạp để ngắm cảnh, xe đạp có thể thuê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng nhưng đắt.

3. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI GIAO TIẾP

 Người dân

Người New Zealand còn hay được gọi là “Kiwi”- tên 1 loại chim nổi tiếng và là 1 trong 2 biểu tượng của đất nước này (biểu tượng thứ 2 là cây dương xỉ). Người New Zealand hiếu khách, vui tính, thường gọi nhau bằng tên ngay cả trong cuộc sống và công việc, hoạt động kinh doanh. Họ ưa thích các hoạt động ngoài trời như trượt tuyết, đánh golf, trượt nước, các môn thể thao mang tính đồng đội (bóng tròn, rugby hay bóng bầu dục), các môn thể thao mạo hiểm khác như lướt sóng, lặn, leo núi. Maori là dân bản xứ New Zealand, chiếm tỷ lệ dân số đông thứ 2 ở đây, có một địa vị đặc biệt trong xã hội và có đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hoá và chính trị của đất nước. Du khách không nên đề cập tới hoặc phải nói năng rất thận trọng nếu muốn đề cập tới quan hệ giữa người Maori và người New Zealand gốc Châu Âu.

Ngôn ngữ giao tiếp

Ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Maori (tiếng của người bản xứ). Trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ chính và thông dụng nhất, được tất cả người dân sử dụng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc và trường học.

Chính thể

New Zealand là nước có chế độ quân chủ lập hiến, Quốc hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh, được đại diện bởi Toàn quyền. Chức vị Toàn quyền do Nữ hoàng bổ nhiệm là một chức vị lễ nghi chứ không tham dự chính trị. Theo cách nói của người dân ở đây thì Nữ hoàng “tại vị chứ không trực trị” nên Hoàng gia Anh không tham chính. Thủ tướng cầm quyền chính trị và đứng đầu Chính phủ trong nghị viện New Zealand, được dân cử theo kiểu dân chủ. Do vậy, cần lưu ý việc bình luận New Zealand là quốc gia phụ thuộc và dưới quyền của nước Anh nhiều khi có thể bị coi là thái độ coi thường người New Zealand. Bên cạnh đó, mặc dù đồng tiền của New Zealand có in hình các nhân vật của Hoàng gia Anh, Niu Di-lân cũng là một thành viên độc lập của Khối Thịnh vượng chung, nhưng nếu nói rằng New Zealand giống nước Anh có thể bị một số người coi là xúc phạm.

Tôn giáo

Phần lớn người New Zealand theo đạo Công giáo, các tôn giáo khác có mặt tại đây cũng được tôn trọng. Lưu ý khi vào thăm các nhà thờ, du khách phải mặc đồ lịch sự, không nên mặc quần lửng, áo không cổ, váy ngắn.

Tiếp xúc

Nghi lễ chào hỏi của người Maori mỗi khi gặp khách là chạm mũi và trán vào nhau nhưng không nhìn vào mắt nhau, thời gian chạm mũi càng lâu càng thể hiện lòng mến khách. Văn hóa truyền thống Maori có nghi lễ chào đón của thổ dân Maori với những động tác múa kỳ lạ. Trong những nghi lễ này, không nên nói chuyện riêng hay cười cợt, có trường hợp người đang được chào đón bị tấn công vì tỏ ra không tôn trọng nghi lễ chào đón.

Ẩm thực

Ẩm thực New Zealand nổi bật bởi các loại thịt mềm, bơ sữa (nổi tiếng là bơ sữa Fonterra), hải sản, các loại rau quả chín mọng đặc biệt là quả Kiwi, rượu hảo hạng (như Alland Scott Wines) và các loại đặc sản như muối biển tự nhiên, sô-cô-la, xốt chutney, các loại nước chấm.

Mua bán

Tiền tệ: Đôla New Zealand. 1NZD = 15,1862 VND, 1NZD =  0.66 USD

Tới New Zealand, có thể tiết kiệm được tiền nếu ở lều hay ở trong một nhà trọ và tự cung cấp thực phẩm, chỉ mất 40$US một ngày. Ở trên xe ô tô và khách sạn dọc đường có nhà bếp cho khách sử dụng nếu du khách muốn tự mình nấu ăn. nếu ở khách sạn, ăn ở nhà hàng và tiêu tiền cho đám đông, các trò giải trí và mua sắm mất khoảng 100$US/ ngày.

Cứ đến 18h, 19h, đường đã vắng lặng. Các cửa hàng ở các vùng xa xôi thì mở cửa hết ngày thứ 6 còn tại các thành phố lớn thì mở cửa tất cả các ngày trong tuần nên du khách cần lưu ý khi mua hàng tại các thành phố khác ngoài trung tâm.

Hàng hóa tại đây đa dạng và nhập khẩu từ nhiều nước, do đó có nhiều chủng loại cho du khách lựa chọn, tuy nhiên giá cả thì khá đắt.

Nên đổi sang đô la New Zealand để thuận tiện cho việc mua bán, việc đổi tiền tại các trung tâm của nước này là hoàn toàn dễ dàng, tuy nhiên nếu đổi từ tiền Việt Nam thì sẽ không đổi được, do đó nên mang theo tiền đô la Mĩ để thuận tiện cho việc đổi tiền.

Vào dịp Giáng Sinh, giá cả khách sạn và hàng hoá thường leo thang.

3. CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH

Christchurch-Greymouth (nơi có nhà máy bia Monteith lâu đời nhất New Zealand);

Hành trình Greymouth-Franz Josef có Ross-một trong những đích đến của “cơn bão vàng” của thế kỷ 19, nơi du khách có thể tham gia đãi vàng mang tính giải trí ở đây, sông băng Franz Josef là con sông băng dốc nhất trên thế giới;

Queenstown – “kinh đô phiêu lưu của thế giới”;

“Hồ gương soi” Matheson; cầu Kawaru-“quê hương” của môn nhảy bungy;

Ở Dunedine có địa danh Baldwin với con đường dốc nhất thế giới (với chiều dài 161,2m và góc nghiêng 38 độ), Cadbury-“kinh đô của chocolate”

Bán đảo Otago với chim cánh cụt mắt vàng quý hiếm nhất trên thế giới, bảo tàng quốc gia Tepapa, Wellington, học viện nghệ thuật và thủ công Maori tại Rotorua, thung lũng địa nhiệt tại Rotorua, Mount Eden-chóp núi lửa cao nhất thành phố Auckland, tòa tháp Sky tại Auckland.

4 .AN NINH

Ma tuý

Việc sử dụng và tiêu thụ ma tuý (bao gồm cả cần sa) đều bị cấm, nếu vi phạm có thể bị phạt tiền hoặc trục xuất (sau một thời gian giam giữ), đặc biệt là chất Pédophilie sẽ bị phạt rất nặng hoặc tù. Tại một số hộp đêm, du khách có thể bị chèo kéo, mời mọc của một số người lạ (đặc biệt là những tên ma-cô hay vũ nữ) trong việc mua bán hoặc sử dụng thử viên ma tuý tổng hợp hay bất kỳ loại thuốc kích thích nào khác, cần hết sức cảnh giác.

 Các vấn đề về hình sự, dân sự khác

Tình trạng phạm tội xảy ra nhiều hơn tại các thành phố lớn như Wellington, Chrischuch và đặc biệt là Aukland. Tình trạng trộm cắp trên các phương tiện giao thông công cộng đang có xu hướng gia tăng vì vậy khuyền cáo du khách để đồ đạc, vật dụng (tiền, giầy tờ, hộ chiếu…) trên xe mà không cảnh giác.

Khuyến cáo không nên ra đường một mình khi quá khuya và tới những chỗ hẻo lánh, không nên mang theo những đồ vật có giá trị quá lớn, hoặc một lượng tiền mặt quá lớn. Khi xảy ra sự cố, du khách gọi đường dây nóng 111.

Độ tuổi hợp pháp được uống rượu là 18 tuổi. Một số khu vực có quy định địa phương nào ngăn chặn uống rượu ở những nơi công cộng.

Hút thuốc lá bị cấm tại hầu hết các khu công cộng (nhà hàng, khu mua sắm,...). Có hai hình thức xử phạt: nhắc nhở & phạt tiền từ 50 – 100 NZD.

5. THỜI TIẾT

Khí hậu: ôn đới với mùa đông ẩm ướt và mùa hè ấm và khô. Mùa hè từ tháng 12 đến tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đến tháng 5, mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa xuân từ tháng 9 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình từ 7 độ C đến 16 độ C, mùa hè khoảng 25 độ ở nhiều nơi.

Nguy cơ địa chấn: một vài vùng của New Zealand nằm trong vùng hoạt động mạnh của địa chấn.

Trong những trường hợp gặp phải hiện tượng này, cần chú ý:

  • Tránh xa cửa kính, tường, đồ nội thất, cột đèn điện lớn dễ bị đổ hoặc lật ngược. Trú dưới gầm bàn chắc hoặc bất kỳ đồ đạc nào vững chắc hoặc đứng thẳng bám chặt vào khung cửa. +Cố gắng chạy tới một không gian trống, xa cây cối, cột điện, tường hay các công trình. Nếu đang lái xe thì táp ngay vào lề đường và ở trong xe đợi cho đến khi hết chấn động.

  • Lời khuyên: nên dự trữ nước, pin, diêm, đèn pin, hộp cứu thương, nến, rađiô, thực phẩm, thuốc men (danh sách đồ dùng được in trên trang cuối của niên giám điện thoại). Trong mọi trường hợp nên giữ bình tĩnh, làm theo những chỉ dẫn trên và đợi cứu trợ nếu cần thiết. Mọi cơn địa chấn đều theo đó là một chuỗi các dư chấn.

  • Nếu động đất xảy ra trong kỳ nghỉ, khuyến cáo công dân liên lạc ngay lập tức với gia đình hoặc người thân của mình để họ trấn an tinh thần, nếu có vấn đề về liên lạc thì gọi về đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand.

6. XUẤT CẢNH

Du khách làm thủ tục xuất cảnh tại sảnh sân bay và thủ tục hải quan tại bộ phận hải quan và kiểm tra an ninh.

Hành lý được đưa vào máy quét để kiểm tra xem có hàng hoá nguy hiểm, bị hạn chế hoặc bị cấm không. Nên hợp tác tốt với nhân viên an ninh trong khâu làm thủ tục xuất cảnh và thủ tục hải quan.

Xong mọi thủ tục, hành khách được đưa lên xe buýt chuyên chở tới máy bay.

7. CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM TẠI NEW ZEALAND

Đại Sứ quán Việt Nam tại New Zealand

Địa chỉ: Level 21 Grand Primmer Tower, 2-6 Gilmer Terrace Po Box 8042 Wellington

Những thông tin có thể bạn quan tâm:
Lý do xin Visa du học Mỹ có thể trở lên khó khăn năm học 2020

3 Chi phí du học Mỹ bạn cần biết

Những lý do nên du học Singapore ngay lập tức

Tại sao nên du học Anh ngữ Philippines

Đến với Du học VINEC, Quý phụ huynh và các em học sinh, sinh viên sẽ nhận được sự trợ giúp nhiệt tình, tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp từ các chuyên gia tư vấn du học nhiều năm kinh nghiệm.

VINEC - Tỷ lệ visa thành công cao!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Tư vấn du học VINEC:

  • Địa chỉ: Số 345 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng.
  • Hotline: 0865.972.579 - 0906.063.383
  • Email: info@vinec.edu.vn

 

Tư vấn du học VINEC

Tư vấn du học uy tín tại Hải Phòng

Video

Video: Ngày hội Du học Canada: Hướng nghiệp - Việc làm - Định cư